21/11/2024

Tổng hợp các bài thuốc đông y chữa chảy máu cam ở trẻ em

25/04/2020
Trangvangsuckhoe.com - Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng hết sức phổ biến, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ 2-10 tuổi.

Trẻ bị chảy máu cam có nhiều nguyên nhân khác nha. Vào những ngày Hè nắng nóng tình trạng này lại càng phổ biến ở trẻ nhỏ. Ngoài thuốc và những biện pháp hỗ trợ y tế thì trẻ bị chảy máu cám nên ăn thực phẩm có tính mát và lành tính để điều trị bệnh hiệu quả. Hãy cùng trangvangsuckhoe.com đi tìm hiểu các bài thuốc chữa chảy máu cam ở trẻ trong bài viết dưới đây.

 

Chảy máu cam ở trẻ em là gì?

Y học cổ truyền gọi chảy máu cam là nục huyết, thường gặp ở trẻ em. Theo sách Hải Thượng Lãn Ông, “chứng thổ huyết nục huyết (chảy máu mũi) phần nhiều bởi hỏa, nếu thực hỏa (tức là người và bệnh còn mạnh) nên dùng thuốc hàn lương, nếu do hư chứng người yếu xét chân thủy kém thời dùng bài Lục vị thêm ngũ vị, ngưu tất, nếu hơn thêm tri bá, huyền sâm. Nếu chân hỏa suy thì dùng Bát vị gia ngưu tất, ban long mà trị”.

Chảy máu cam ở trẻ em

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng hết sức phổ biến, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ 2-10 tuổi. Không rõ vì lý do gì, chảy máu mũi thường xảy ra nhiều hơn vào buổi sáng. Đa số trường hợp không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, chấn thương vẫn là lý do phổ biến nhất vì niêm mạc mũi được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu nhỏ nằm rất nông, ngay sát bề mặt.

Một số bài thuốc đông y chữa chảy máu cam ở trẻ em

Nếu trẻ em người khỏe mạnh mà chảy máu cam

 Dùng bài Tử sinh hoàn gia giảm gồm: lá sen tươi 12g, ngải diệp tươi 10g, trắc bá diệp tươi 12g, sinh địa 20g, rễ cỏ tranh 12g. Sắc uống hoặc tán nhỏ hòa nước uống. Công dụng: lương huyết chỉ huyết… Trị chứng huyết nhiệt vong hành, nôn ra máu, chảy máu cam, sắc mặt nhợt, miệng khô, cổ ráo, mạch huyền… Trong bài: bá diệp thanh nhiệt lương huyết, sinh địa lương huyết dưỡng âm, sinh tân; lá sen chỉ huyết tán ứ; ngải diệp hòa huyết chỉ huyết; rễ cỏ tranh mát huyết thanh nhiệt cầm huyết. Các vị phối hợp thành bài chữa các chứng chảy máu cam do nhiệt.

Nếu chảy máu cam mà ho khàn, miệng khô khát, mũi khô phế nhiệt.

Phối hợp bài Tả bạch tán Tiểu nhi dược chứng trực quyết gia giảm gồm: tang bạch bì 16g, địa cốt bì 12g, cam thảo 8g, gạo tẻ 20g, ngó sen 10g…

Sắc uống hoặc tán nhỏ uống. Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi dùng liều 1/2 hoặc 1/3 người lớn.

Tác dụng: thanh tả phế nhiệt, bình suyễn chỉ khái, chỉ huyết… Trị ho khan ho cơn, chảy máu cam, ho suyễn, hư nhiệt sốt cao về chiều, trẻ em lên sởi bắt đầu bay mà có sốt, ho…

Gia giảm: nếu nóng như có sốt, gia hoàng cầm 10g; nếu ho đàm, gia xuyên bối mẫu 10g; nếu cảm sốt ho khan, gia lá dâu 12g hoặc ngưu bàng tử 12g, hạnh nhân 10g, thuyền thoái 8g.

Tổng hợp các bài thuốc chữa chảy máu cam ở trẻ em

Nếu chảy máu mà người gầy yếu miệng khô khát âm hư

Dùng bài Lục vị gia giảm gồm: thục địa 20g, hoài sơn 16g, đơn bì 16g, sơn thù 14g, phục linh 16g, trạch tả 14g, mạch môn 14g, ngũ vị 10g, ngưu tất 12g, tri  mẫu 12g, huyền sâm 12g, hoàng bá sao đen 10g… Sắc uống hoặc làm hoàn uống; nếu trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, dùng liều 1/2 hoặc 1/3 người lớn. Tác dụng: bổ âm giáng hỏa cầm huyết… Chữa âm hư hỏa vượng chảy máu cam…

Gia giảm: Nếu trẻ em về đêm lạnh chảy máu cam tỳ thận khí hư gia nhục quế 2g, ngưu tất 12g, ban long 10g, gừng sao cháy, ngải diệp; giảm vị mát như tri mẫu, huyền sâm, hoàng bá.

Cách phòng tránh cháy máu cam ở trẻ em

Để phòng ngừa bệnh lý chảy máu cam, các mẹ cần chủ động phòng tránh các nguyên nhân gây nên bệnh lý này.

Khi trẻ bị viêm mũi, hay các bệnh về hệ tai-mũi-họng, các mẹ nên đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Luôn chú ý và nhắc nhở trẻ không nên ngoáy mũi, dụi mũi để tránh bị chảy máu cam cũng như tránh lây lan các vi khuẩn gây viêm vùng mũi.

Chăm sóc vệ sinh mũi cho trẻ: Các mẹ nên chú ý rửa mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Không cần vệ sinh quá nhiều gây mỏng thành mũi, hoặc làm mất đi lớp nhầy bảo vệ niêm mạc mũi, gây tổn thương hoặc gây rát trong mũi trẻ, chỉ cần 2 lần/ tuần đối với các trẻ khỏe mạnh và nhiều hơn với các bé mắc các chứng bệnh viêm mũi theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc bé và chú ý không để bé đưa vật gì vào trong mũi, dù là mềm hay nhỏ, bởi thành mũi của bé vẫn đang rất yếu nên rất dễ bị tổn thương. Tổn thương mũi còn ảnh hưởng đến khả năng đường hô hấp của trẻ và khả năng miễn dịch các bệnh truyền nhiễm.

Bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C. Bổ sung thêm các loại rau củ quả, đặc biệt là các loại rau lá xanh, củ quả có vị chua và các loại quả có múi như cam, quýt, canh, bông cải xanh, cà chua, khoai tây, hoa kim châm, các loại cá như các trích, cá thu, các bơn vào bữa ăn hàng ngày để cung cấp đầy đủ vitamin C và canxi cho trẻ.

Cung cấp nước thường xuyên cho trẻ để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài.

Theo tinnhanh247.net

Copyright © 2019 Hiệp hội doanh nghiệp Tp. HCM. Thiết kế website bởi Bizstore