Trang Vàng Sức Khỏe
617/8 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP HCM
0919 390 393
trangvangsuckhoe.com@gmail.com
Theo trung úy Dan Marcou, phản xạ của người bị bóp cổ bất ngờ thường là không làm gì, cào mặt kẻ tấn công, hoặc cố gắng gỡ ngón tay của đối phương ra khỏi cổ, nhưng tất cả đều không mang lại hiệu quả cao. Ông đã hướng dẫn cách thoát thân khi bị bóp cổ từ phía trước như sau:
Bước 1, phòng thủ: Ngay khi đối phương đặt tay lên cổ và bắt đầu siết, bạn cần lập tức có phản xạ hạ cằm sát ngực, hai vai nâng cao để bảo vệ hoặc giảm áp lực lên khí quản và động mạch cảnh. Để giữ thăng bằng, khoảng cách giữa hai chân cần ít nhất ngang bằng vai, chân thuận ở phía sau, chân không thuận hơi ở phía trước.
Bước 2, giơ cao tay: Tiếp theo, bạn giơ hai tay lên trời, chụm chặt hai bàn tay với nhau. Bạn cần duy trì tư thế này cho tới hết thao tác.
Bước 3, xoay người: Vẫn trong tư thế ở bước 2, chân không thuận làm trụ, bạn cần nhanh chóng xoay một góc 180 độ về phía sau và bên không thuận. Hai tay khóa chặt trên cao sẽ giúp bạn phá được sự khống chế của đối phương.
Để đối phó khi bị bóp cổ từ phía sau, các thao tác thực hiện cũng tương tự như khi bị bóp cổ từ phía trước, mấu chốt vẫn là cần khóa chặt hai tay đang giơ cao với nhau vào thời điểm xoay người.
Tại sao cần giơ cả hai tay lên trời? Nếu chỉ giơ một tay, bạn cần xoay đúng chiều mới có thể thoát được đòn tấn công của đối phương. Bằng việc giơ cả hai tay lên cao trong lúc hoảng loạn, bạn có thể thoát thân bất kể xoay người theo chiều nào.
Khi phá được đòn bóp cổ, đối phương vẫn có thể tiếp tục tấn công. Vì vậy, ngay khi thoát, bạn cần chạy trốn hay đánh trả.