19/03/2024

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đang trong thời gian làm hóa trị ung thư

19/04/2020
Trangvangsuckhoe.com - Bệnh nhân đang trong thời gian làm hóa trị gần như mất rất nhiều sức lực. Chính vì thế, vào thời gian này, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trangvangsuckhoe.com - Bệnh nhân đang trong thời gian làm hóa trị gần như mất rất nhiều sức lực. Chính vì thế, vào thời gian này, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trong thời gian làm hóa trị ung thư, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bởi trong giai đoạn này, sau mỗi đợt chạy hóa trị bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn từ việc ăn uống cho đến đi lại. Việc làm hóa trị tốn rất nhiều thời gian cũng như sức lực của bệnh nhân. Chính vì thế mà bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm bớt các tác dụng phụ của các đợt hóa trị cũng như làm cho sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện hơn.

Thực phẩm giàu protein giúp tái tạo các mô đã bị phá vỡ sau khi làm hóa trị ung thư

I. Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đang trong thời gian làm hóa trị ung thư

1. Cà rốt

Cà rốt là một trong những siêu phẩm nên dùng trong thời gian làm hóa trị. Theo một nghiên cứu cho thấy, một số hợp chất thực vật tìm thấy trong cà rốt có thể giúp quá trình hóa trị có hiệu quả hơn bằng cách ngăn chặn một cơ chế trong cơ thể gây trở ngại cho việc điều trị bệnh ung thư.

Cà rốt có chứa các chất dinh dưỡng, hóa chất, chất khoáng, sinh tố, các chất xơ và đặc biệt là nổi tiếng với hàm lượng Beta-Carotene cực cao, nó thuộc loại sắc tố hữu cơ carotenoid có trong các chi thực vật, như sắc tố lycopin của cà chua, sắc tố lutein và zeaxathin của ớt chuông, của rau bina. Đại diện cho nhóm sắc tố hữu cơ này là Beta–carotene khi vào cơ thể sẽ tạo ra loại sinh tố A. Sinh tố A không chỉ ngăn ngừa sự thay đổi các tế bào còn tốt, mà còn tham gia vào việc làm teo các tế bào ung thư. Không chỉ vậy, sinh tố A còn khiến cho hóa trị và xạ trị tương tác với nhau tốt hơn.

2. Ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước

Hóa trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ… có thể gẩy ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, góp phần làm tình trạng chán ăn càng trầm trọng. Trong trường hợp này, cần lưu ý nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước, nhai kẹo cao su hoặc ăn thêm hoa quả chua nhằm tiết nước bọt hơn, tránh ăn nhiều đường, sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh, vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần 1 ngày, uống nhiều nước và uống từng ngụm mỗi vài phút.

Đau và nhiễm trùng miệng, hầu họng… thường hay gặp ở những bệnh nhân ung thư đang phải chịu hóa trị hoặc đang có vấn đề về nhiễm trùng. Khi thấy đau răng miệng, đầu tiên nên gặp bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chắc chắn rằng vấn đề đau ở đây là do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị chứ không phải do răng miệng gây ra. Một số thực phẩm nhất định có thể kích thích nhiều hơn tình trạng răng miệng của chúng ta do gia vị cay nồng, cứng quá và nuốt, như trái cây mềm, phô mai, bún, mỳ, miến, sữa, bột ngũ cốc… Người bệnh cũng nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.

3. Nước cam

Nước cam giúp giảm cảm giác khô miệng và khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn sau mỗi đợt làm hóa trị

Để tránh khô miệng trong thời gian hóa trị liệu, nên bổ sung chất lỏng có vị ngọt và chua. Cụ thể là nước chanh và nước cam sẽ giúp kích thích tuyến nước bọt, khiến nước bọt tiết ra nhiều hơn. Tuy nhiên, không nên uống những thức uống náy nếu việc trị liệu khiến miệng hoặc cổ họng bị đau, vì chúng sẽ làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.

4. Gừng

Hóa trị liệu thường gây tác dụng phụ là khiến dạ dày nôn nao, dễ buồn nôn và kẹo gừng có thể giúp giảm bở tình trạng này. Ngậm một viên kẹo gừng trước khi ăn hoặc nhâm nhi một lát gừng nhỏ trong lúc ăn hoặc uống sẽ vừa giúp giảm bớt chóng mặt và giải quyết được sự khó chịu của dạ dày. Đây là biện pháp tự nhiên chữa rối loạn dạ dày rất tốt.

5. Các loại hoa quả

Hoa quả bổ sung vitamin và khoáng chất sau mỗi đợt làm hóa trị ung thư

Bổ sung các loại hoa quả trong thời gian này là việc rất cần thiết. Bởi trong hoa quả chứa nhiều vitamin giúp phục hồi sức khỏe của cơ thể. Chuối, lê, đào có thể là lựa chọn tốt nếu bạn bị khô miệng hoặc họng. Ngoài ra nên ăn nhiều quả mọng vì chúng chứa nhiều chất chống oxi hóa. Nên rửa hoa quả đúng cách để tránh bị nhiễm vi khuẩn và tránh ăn hoa quả cả vỏ.

6. Thực phẩm giàu protein

Bệnh nhân ung thư thường thiếu glutamine acid amin trong khi protein lại là nguồn cung cấp các loại acid amin. Do đó, duy trì luojng glutamine rất quan trọng vì nó có thể giúp ngăn ngừa viêm loét miệng lưỡi – một tác dụng phụ hay gặp trong quá trình hóa trị. Ngoài việc cung cấp glutamine, những loại thức phẩm giàu protein như thịt nạc, rau, trứng, cá, thịt gia cầm và những loại chế phẩm từ sữa ít béo đều giúp tăng cường mức độ năng lượng của cơ thể, phục hồi những mô bị tổn thương và hư hại sau hóa trị.

7. Các loại rau xanh

Bệnh nhân sau hóa trị cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh để bù đắp lượng thiếu hụt và suy giảm do quá trình hóa trị. Các loại rau xanh như bắp cải, xà lách, súp lơ… rất phù hợp để thực hiện nhiệm vụ này.

Cùng với chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân trong thời gian làm hóa trị, bệnh nhân cũng cần có chế độ vận động và nghỉ ngơi một cách hợp lý theo đúng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa để bảo đảm tình trạng bệnh phần nào được cải thiện hơn.

Copyright © 2019 Hiệp hội doanh nghiệp Tp. HCM. Thiết kế website bởi Bizstore